Khi nào được khám chuyển tuyến để hưởng bảo hiểm y tế?
Tại AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã không thể chọn Mỹ Đình là sân nhà do nơi đây đã nhận lời tổ chức các sự kiện âm nhạc.Điều này đã khiến nhiều CĐV khá bất ngờ. Nhưng mọi người nhanh chóng quên đi Mỹ Đình khi đội tuyển Việt Nam toàn thắng tại sân Việt Trì, bao gồm chiến thắng 1-0 trước Indonesia, 5-0 trước Myanmar tại vòng bảng, thắng Singapore 3-1 tại bán kết và đánh bại Thái Lan 2-1 ở chung kết lượt đi.Dù sức chứa nhỏ hơn Mỹ Đình, nhưng sân Việt Trì vẫn tạo nên những cảm xúc bùng nổ, với hàng ngàn CĐV sẵn sàng thức đêm để xếp hàng chờ mua vé và "cháy" hết mình để cổ vũ thầy trò HLV Kim Sang-sik bất chấp trời có mưa.Vào ngày 25.3 tới, đội tuyển Việt Nam sẽ mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cách tiếp đón đội tuyển Lào trên sân nhà. Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ chọn vào miền Nam thi đấu.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam sẽ chọn sân Bình Dương làm sân nhà ở trận gặp Lào. Đây là điều dễ hiểu khi sân Thống Nhất đang cải tạo có sức chứa rất hạn chế trong khi sân Bình Dương có sức chứa lớn gần 2 vạn chỗ ngồi.Ngoài mặt cỏ được chăm sóc tốt, sân Bình Dương (tên cũ là sân Gò Đậu) còn được tập đoàn Becamex IDC liên tục nâng cấp, giúp sở hữu hệ thống phòng chức năng và phòng thay đổi khang trang, hiện đại hàng đầu Việt Nam, đạt chuẩn AFC.Được biết, VFF trước mắt chọn sân Bình Dương cho trận đấu vào tháng 3. Còn 2 trận sân nhà còn lại của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 gặp Nepal (9.10) và đặc biệt là trận cuối cùng tiếp đón đối thủ lớn nhất bảng F là Malaysia (31.3.2026) vẫn chưa xác định địa điểm thi đấu.'Chợ mạng' rao bán đầy quà Valentine, nên tặng món gì cho người yêu?
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long khởi đầu vòng loại với thất bại 0-4 trước Trường ĐH Trà Vinh, đương kim vô địch vòng loại khu vực Tây Nam bộ năm 2024. Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng lấy lại tinh thần và giành chiến thắng quý giá 1-0 trước Trường ĐH Tây Đô ở lượt trận thứ hai. Với 3 điểm trong tay, thầy trò HLV Nguyễn Nhựt Khang đang tràn đầy quyết tâm giành ít nhất một điểm trước Trường ĐH FPT Cần Thơ để nắm chắc tấm vé vào bán kết.Về phía Trường ĐH FPT Cần Thơ, dù đã để thua cả hai trận trước đó, nhưng họ chắc chắn sẽ không buông xuôi. Đại diện đến từ Cần Thơ đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt qua từng mùa giải, và họ hoàn toàn có thể tạo nên bất ngờ trước Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Trận đấu ra quân, họ đã cống hiến một màn rượt đuổi tỷ số kịch tính với Trường ĐH Tây Đô và chỉ chịu thua sát nút 2-3.Với tính chất quan trọng của trận đấu, cả hai đội đều sẽ thi đấu hết mình vì mục tiêu chiến thắng. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long cần một kết quả hòa để đi tiếp, trong khi Trường ĐH FPT Cần Thơ khát khao có được chiến thắng đầu tiên tại giải đấu. Chắc chắn đây sẽ là một cuộc đối đầu hấp dẫn và kịch tính với nhiều pha bóng đẹp mắt và những bàn thắng được chờ đợi.Ai sẽ là người giành chiến thắng? Liệu Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long có bảo vệ thành công lợi thế của mình, hay Trường ĐH FPT Cần Thơ sẽ tạo nên cú sốc? Câu trả lời sẽ có sau 80 phút thi đấu căng thẳng trên sân cỏ.
Kĩ sư xây dựng thành công nhờ bỏ nghề vào rừng nuôi cá lạ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Chiếc sedan cỡ nhỏ Audi A3 có kích thước tổng thể dài, rộng, cao tương ứng 4.456 x 1.785 x 1.416 (mm), chiều dài cơ sở 2.637 mm. Số đo cho thấy, xe không quá nhỏ, ngắn hơn Honda Civic đôi chút. Với một đường gân chạy dọc thân xe ở vị trí giữa cửa sổ với tay nắm cửa, người dùng cảm thấy Audi A3 dài hơn thực tế.
Nha Trang chuẩn bị đón hàng chục ngàn du khách tàu biển
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".